Nếu bà con vẫn cho mùn cưa là thứ bỏ đi và không biết dùng mùn cưa làm gì để đem lại hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết cách làm nấm rơm bằng mùn cưa của maybamcovoi.com vô cùng đơn giản nhé.
Lý do bà con nên sử dụng mùn cưa trồng nấm rơm
Phù hợp với đặc tính của nấm rơm
Nấm rơm có 1 đặc điểm là ưu thích các loại thức ăn mục giày cellulose, thông thường nếu bà con trồng nấm theo phương pháp truyền thống thì cần khoảng 10- 15 ngày để xử lý các nguyên liệu như xơ dừa, rơm rạ,.. hoại tử.
Trong khi đó, mùn cưa đã qua sử dụng đảm bảo được quá trình hoại tử, chỉ mất khoảng 2 ngày là có thể sử dụng để trồng nấm ngay.
Tiết kiệm chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư và lợi nhuận là vấn đề mà bà con làm nghê trồng nấm quan tâm nhất. Khoản chi phí bỏ ra để mua mùn cưa trồng nấm chỉ bằng khoảng 1/3 lần so với các nguyên liệu truyền thống. Không những thế phương pháp này có thể rút ngắn thời gian thu hoạch, năng suất cao hơn giúp bà con đạt được lợi nhuận năm cao hơn.
Cách làm nấm rơm bằng mùn cưa
Trước khi thực hiện cách làm nấm rơm bằng mùn cưa, bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau:
- Mùn cưa: Bà con có thể sử dụng mùn từ các bịch phôi đã qua sử dụng có chất lượng hạn chế mầm bệnh.
- Meo nấm: Lượng chọn meo chất lượng
- Chất dinh dưỡng:
- Vôi bột: Cứ khoảng 8 bịch mùn cưa thì trộn với 1 nắm vôi bột dùng để sát trùng nền đất.
Xử lý mùn cưa
Đầu tiên bà con đánh tơi mùn cưa ra rồi ủ với nước vôi ở nồng độ 2%, trộn đều lên cho đến khi độ ẩm đạt đến 80-90% là được ( bà con có thể kiểm tra nồng độ bằng cách vắt mạnh nắm mùn cưa thấy có giọt nước chảy xuống là vừa).
Tham khảo: Ủ rơm làm nấm vô cùng đơn giản đảm bảo thành công 100%
Ủ mùn cưa
Sau khi đã trộn mùn cưa với dung dịch nước vôi thì đem đi ủ, với kích thước của mỗi đống 4-5m chiều rộng và chiều cao khoảng 30-50cm. Tiếp đến là bà con sử dụng bạt để có các lỗ nhỏ thoái hơi nước để phủ lên đống ủ, sau 24 giờ thì lật ra để kiểm tra độ PH, nếu độ PH khoảng 6-8 thì tiến hành làm luống để cấy giống.
Cấy meo giống
Bà con nên thực hiện cách làm nấm rơm bằng mùn cưa thành 2 lớp. Lớp thứ nhất dày khoảng 20cm, rắc các chất dinh dưỡng lên trên bề mặt để thức đẩy việc nâng cao năng suất thu hoạch.
Cấy meo giống ở giữa luống rồi thêm luống thứ 2 dày khoảng 10cm rồi nén nhẹ mô nấm có hình mái vòm. ( Bà co xác định meo giống sử dụng bằn tỷ lệ 10 bịch phôi nấm/ 1m nấm.
Chăm sóc nấm
Thời gian đầu thì bà con cho các luống nấm ủ ở điều kiện nhiệt độ 35-38ºC và độ ẩm môi trường trồng nấm khoảng 80-90%, phủ rơm thành 2 lớp để che chắn khỏi ánh sáng và giữ ẩm.
Sau 12-15 ngày thì cần cung cấp thêm nhiều nước hơn, bà con tưới đều mô nấp để kích thích sự phát triển của nấm.
Giai đoạn tiếp theo sẽ là thời gian thu hoạch, sau 15-20 ngày sau khi cấy meo. Trong quá trình thu hoạch nên hái búp hơi nhọn đầu trước sau đó dùng tay xoay nhẹ để tách tai nấm ra khỏi mô dễ dàng hơn ( không để sót lại chân nám bị đứt ở trên mô).
Bên trên Trâu Vàng đã đưa ra cách làm nấm rơm bằng mùn cưa, phương pháp này đã được nhiều bà con áp dụng và đem lại hiệu quả. Bà con làm nghề trồng nấm kinh doanh có thể tham khảo thêm các dụng cụ hỗ trợ để giúp đạt năng suất cao hơn.
Hiện tại Trâu Vàng đang cung cấp các dòng máy trong dây chuyền sản xuất nấm, bà con có thể tham khảo các dòng máy sau:
- Máy băm rơm làm nấm (năng suất từ 400- 4000kg/ giờ) :giúp băm nhỏ nguyên liệu thúc đẩy quá trình ủ và xử lý diễn ra nhanh hơn.
- Máy trộn nguyên liệu (năng suất từ 50-100kg/ mẻ trộn): Hỗ trợ trong quá trình đảo trộn rơm làm giá thể.
- Máy tiêm bịch phôi nấm (năng suất 800 bịch/ giờ): Cấp ẩm, đảm bảo vệ sinh, hạn chế nhiễm khuẩn cho phôi nấm.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm trên, bà con có thể liên hệ hotline 0985.486.138 để được tư vấn cụ thể.