Trong những năm gần đây, thịt heo chiếm 70% các loại thịt trong rổ thức ăn của người tiêu dùng. Nhiều người có xu hướng làm giàu từ việc chăn nuôi heo hộ gia đình. Hôm nay maybamcovoi.com sẽ hướng dẫn bà con cách xây chuồng lợn hộ gia đình một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Chuẩn bị xây chuồng lợn hộ gia đình
Nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị xây khá đơn giản, bà con chỉ cần: gạch, xi măng cốt thép để đổ nền, làm máng, các thanh trụ, bờ lô, tôn,…
Vị trí xây chuồng heo
- Nên chọn những vị trí khô ráo, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
- Chọn vị trí cách xa khu dân cư.
- Chuồng nên được bố trí tại nơi có nguồn nước sạch và thức ăn thuận lợi.
- Vị trí có ánh sáng giúp heo nhanh phát triển và giúp điều chỉnh nhiệt độ chuồng.
Hướng chuồng
Hướng tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Hai hướng này không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông bắc hay gió nóng phía Tây.
Nếu không thể lầm chuồng theo hai hướng này, bà con có thể dùng rèm che chắn, tạo độ thoáng mát cho chuồng.
Cách xây chuồng lợn hộ gia đình
Nền chuồng
Nền chuồng cần cứng, rắn chắc, có độ dốc khoảng 3% để chuồng luôn khô ráo, nền chuồng cao từ 35- 40cm. Nền chuồng cần có độ nhám thích hợp để heo nái không bị trơn trượt. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với xây dựng chuồng lợn hộ gia đình.
- Xây nền bê tông: là loại nền chắc chắn nhất, độ dày của lớp bê tông quyết định độ bền của nền chuồng. Nền chuồng nuôi heo nái đẻ nên làm độ dày 5cm, heo con đã cai sữa khoảng 3cm.
- Nền xi măng: Nền chuồng bằng xi măng dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng khá dễ thấm nước, heo nái vận động, ủi phá dễ bị bong và hỏng nền.
- Nền chuồng nhựa: Nên cố độ dốc 1-2% tức là 1m thì sẽ cao lên 1-2cm để nước thoát nhanh để tránh việc heo uống nước bẩn dễ nhiễm bệnh.
Diên tích chuồng
Diện tích chuồng khá đa dạng tuy nhiên chiều rộng tối thiểu của chuồng nên là 1,8m và chiều dài là 2,4m. Thông thường nông dân chuyên nuôi heo cho biết diện tích chuồng hợp lý sẽ là 4 mét vuông đủ cho heo sinh hoạt.
Xây tường
- Thân tường cần chắc chắn, kiên cố. Heo nái trong giai đoạn phối giống thường rất phá phách. Tường cho heo nái sẽ nên khoảng 1,4m. Bởi nếu chuồng thấp, khi heo nái đòi ăn có thể sẽ chồm lên hai chân tường, dễ gây động thai heo nái, đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc cho ăn
- Lưu ý: Tường chuồng nuôi heo nái đẻ cần có những lỗ thoáng, phía đầu hồi nên xây kín tránh mưa gió. Các gian ở giữa nên xây tường lửng để tăng độ thoáng cho chuồng trại.
Cửa chuồng
Cửa chuồng nên có độ rộng khoảng 1m. Vì khi heo nái to lên sẽ vừa đủ để di chuyển chúng. Vật liệu làm cửa có thể làm bằng gỗ, sắt,. tùy nhu cầu.
Cửa nên có độ thông thoáng, cao hơn nền khoảng 2-3cm để nước trôi ra ngoài dễ dàng hơn. Bản lề cửa nên ăn sâu vào tường để đảm bảo độ chăn chắn. Cửa chuồng nên chốt ngoài để thuận tiện cho việc di chuyển.
Xây mái chuồng
Mái chuồng nên cao ở giữa và thấp dần ở hai bên để nước nhanh chóng thoát đi. Đồng thời khi làm mái cũng nên chừa ra một đoạn khoảng 1m để tránh mưa cho lợn nhất là khi mưa to, nặng hạt.
Độ cao mái là khoảng 3m để đủ tạo độ thông thoáng cho chuồng cũng như tránh nóng mùa hè. Mái có thể làm bằng tôn, bờ lô, ngói,.. đều được.
Thiết kế máng ăn và máng uống
Máng nên thiết kế gần cửa chuồng để thuậ tiện cho việc cho ăn. Chiều dài cảu máng là 1,4m và chiều rộng là 20cm. Máng không nên quá cao, chỉ tầm 10-12cm là hợp lý.
Lối đi
Các lối đi nên được thiết kế giữa các chuồng. Lối đi tốt nhất nên có độ rộng khoảng 1m để vừa đủ cho bà con đi lại chăm sóc.
Hố phân
Hố phân nên được bố trí gần chuồng, tránh nơi hu sinh hoạt gây ô nhiềm. Hiện nay, nhiều hộ gia đình lựa chọn bố trí mô hình biogas, đây là lựa chọn tiết kiệm, hiệu quả, tránh gây ô nhiễm.
Trâu Vàng vừa chia sẽ cho bà con cách xây chuồng lợn hộ gia đình. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả. Trong quá trình chăn nuôi, bà con nào gặp khó khăn có thể gọi đến hotline để được tư vấn miễn phí.
Cho heo nái ăn gì để có sữa?- Thực hiện đơn giản, hiệu quả thấy ngay