Bà con quan tấm đến mô hình nuôi trâu vỗ béo nhiều quá! Maybamcovoi.com phải lên ngay bài viết về vấn đề này để giúp bà con hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm của mô hình này! Để đầu tư kinh doanh sao cho có thêm lợi nhuận và đạt hiệu quả cao nhất! Tìm hiểu ngay!
Sơ lược về mô hình nuôi trâu vỗ béo
Mô hình kinh doanh trâu, bò vỗ béo được hiểu sơ lược đó chính là mô hình nuôi trâu nhốt chuồng. bà con không chỉ chú trong tới thức ăn cung cấp mà vấn đề làm chuồng chống nóng, chống rét, phòng trừ dịch bệnh cũng được quan tâm kỹ lưỡng.
Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh rất khó khăn, không chỉ con người mà các loại động vật như trâu, bò, lợn mắc các bệnh truyền nhiễm và chết rất nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính bà con mà còn tác động trực tiếp đến nền nông nghiệp, chăn nuôi trong nước.
Vì vậy mà, dưới đây, chúng ta cùng tìm hiều rõ hơn về các kỹ thuật nuôi nhốt trong mô hình nuôi trâu vỗ béo để mang lại kết quả kinh tế cao.
1.Kỹ thuật xây dựng chuồng trại
Bất kỳ loại động vật nuôi nhốt nào cũng cần được xây dựng chuồng đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền phải chắc chắn, mái lợp đảm bảo. Chuồng nuôi phải cách xa nhà ở và khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt và có nơi thu gom phân chuồng, có hố chứa nước thải.
Nền chuồng
Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài 20-30cm, có thể sử dụng nền láng xi măng hoặc nền đất nện. Với nền chuồng bằng xi măng cần phải đảm bảo chắc chắn và có độ nhám thích hợp, tránh làm quá trơn trâu sẽ khó đi lại và dễ bị té ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý khoảng 2 – 3% hướng về rãnh thoát nước.
Mái lợp
Mái lợp có thể dùng tôn lạnh hoặc tôn fibro xi măng. Nóc chuồng cao so mặt đất khoảng 3m, đuôi mái cách mặt đất khoảng 1,8 – 2m. Có thể làm kiểu chuồng 2 mái hoặc 4 mái, mái lợp phải rộng hơn khung chuồng để tránh mưa tạt.
2.Kỹ thuật chuẩn bị thức ăn chăn nuôi
Khác với các loại gia cần và lợn, trâu bì thuộc loại nhai lại. Vậy nên, bà con cần chuẩn bị số lượng thức ăn lớn để trâu bò đảm bảo chất dinh dưỡng và hấp thụ đầy đủ.
- Thức ăn thô: thức ăn xanh (cỏ xanh, thân lá,..)
- Thức ăn ủ ướp: ủ chua, không thối hỏng, trâu bò rất thích.
- Phế phụ phẩm công nghiệp chế biến:bã đậu nành, bã bia, bã sắn, rỉ mật đường
- Thức ăn tinh: cám gạo, bột ngô, bột sắn, khô dầu
- Thức ăn bổ sung: ure, thức ăn bổ sung khoáng,..
Trên đây là những dòng thức ăn phải thay đổi thường xuyên và linh hoạt trong quá trình nuôi trâu vỗ béo để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng.
3.Kỹ thuật vệ sinh chuồng trại và vệ sinh
Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.
Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.
Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống). Định kỳ tiêm phòng các loại vaccin Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng… theo lịch của thú y.
4.Ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi
Để quá trình chăn nuôi trâu bò tiết kiệm được thời gian cho ăn cũng như làm nhỏ thức ăn giúp động vật đễ ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh chóng. Do đặc thù của trâu bò sẽ ăn khối lượng lớn thức ăn vào dạ dày trau đó “ợ” lên nhai lại, nếu như làm nhỏ thức ăn từ ban đầu quá trình ăn uống sẽ dễ dàng hơn.
Hiện nay, tại điện máy Trâu Vàng, có cung cấp các dòng máy băm cỏ cho trâu. Sản phẩm giúp bà con tăng thời gian nông nhàn. Quá trình chuẩn bị lương thực cho trâu bò không còn khó khăn, vất vả nữa.
Để biết thêm chi tiết về các sản phẩm này, bà con đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến hotline Trâu Vàng để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Điện máy Trâu Vàng rất hân hạnh được phục vụ bà con!