Giá thể là chi phí chủ yếu trong mô hình trồng nấm, bà con cần lựa chọn được nguyên liệu phù hợp, giá thành rẻ để đạt được lợi nhuận tối đa. Hãy cùng maybamcovoi.com tìm hiểu về cách ủ rơm làm nấm- hướng đi bền vững mà bà con cần áp dụng.
Ủ mùn cưa làm nấm – Hướng đi bền vững
Để làm nấm bà con có thể sử dụng các loại nguyên liệu như bã mía, mùn than, bông phế thải, mùn gỗ…. để làm giá thể. Tuy nhiên thì ở nhiều khu vực thì những nguyên liệu này thường không dễ kiếm và được bán với giá thành cao hơn do sự khan hiếm.
Bên cạnh đó, ở một nước có truyền thống lúa nước lâu đời như Việt Nam thì nguyên liệu như rơm rạ lại vô cùng nhiều, khi sử dụng rơm rạ làm chất nền, bà con sẽ không cần phải lo lắng tìm nguyên liệu thay thế vì tình trạng khan hiếm.
Thứ hai, khi nói về chi phí thì ở nước ta, rơm rạ có mức giá rẻ như cho, thậm chí bà con còn không tốn chi phí để sở hữu. Để có thể nâng cao thời gian bảo quản rơm rạ, thì con chỉ cần phơi nắng, sẽ cho sợi rơm vàng ươm, chắc sợi, điều này sẽ giúp bà con trồng nấm đạt năng suất tối đa.
Các bước ủ rơm làm nấm
Chuẩn bị nguyên liệu
- Rơm: đã được xử lý phơi khô ( Tránh sử dụng sợi rơm quá mục nát)
- Đất ủ rơm: Bà con có thể lựa chọn đất ruộng, đất vườn,.. hoặc bà con cũng có thể sử dụng trồng rơm trên kệ gỗ, xi măng hay gạch đều được (nên chia đất thành từng luống, các mô cao để khi trời mưa không bị ngập úng)
- Giá ủ rơm: Chủ yếu làm bằng che, dùng các thanh che hoặc gỗ gác đan xen nhau để cách mặt đất khoảng 30cm.
Xử lý rơm
Bà con chuẩn bị 1 bể chứa nước với kích thước khoảng 200 x 150 x 50 ( DxRxC), hoặc bà con làm nghề trồng nấm lâu năm sẽ có 1 bể chưa được xây bằng xi măng. Sau đó bà con cho nước và vôi vào trong bể với tỷ lệ 100 lit nước : 3kg vôi rồi khuấy đều. Sau khi dung dịch nước vôi đã được khuấy đều, bà con cho rơm vào và nhấn xuống nước vôi sao cho rơm bị ngập nước để loại bỏ các tạp chất, chất phèn, chất mặn,…
Ủ rơm
Ủ rơm làm nấm là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của thành phẩm nấm thu được.
Sau khi vớt rơm ra khỏi bể ngâm, bà con chất rơm thành đống trên giá ủ và lấy tấm bạt quấn quanh giá ủ để ủ rơm. Thời gian thực hiện bước này có thể kéo dài trong khoảng 5-6 ngày.
Sau khi ủ rơm làm nấm được khoảng 2-3 ngày thì bà con trở rơm một lần. Bà con thực hiện bằng cách lấy rơm ở trên giá ủ xuống để cho thong thoáng rồi lại xếp lên lại. Ở bước này khi lật nếu thấy rơm ẩm quá thì cần giảm bớt dụng cụ đậy ở bên ngoài, hoặc nếu thấy rơm bị khô quá thì bổ sung thêm dung dịch nước vôi với tỷ lệ 100 lít nước : 3kg vôi rồi tưới lên là được.
Đến ngày cuối cùng bà con lật tấm phủ ra và kiểm tra lại lần nữa. Dấu hiệu nhận biết rơm đã được ủ xong và có thể đem ra sử dụng là: Sơi rơm đủ ướt, khi vắt sẽ thấy có giọt nước chảy xuống, rơm mềm hẳn, có màu vàng tươi và mùi thơm khi rơm lên mên đặc trưng.
Sau khi hoàn thành bước này bà con có thể mang rơm đi xếp lên các mô để trồng nấm.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ giúp nâng cao năng suất
Để quá trình trồng nấm đạt kết quả tốt thì bà con cần đặc biệt lưu ý đến giai đoạn ủ rơm làm nấm. Các nguyên liệu ở dạng thô thì sẽ tốn nhiều thời gian ủ hơn ở dạng nhỏ, nhận thấy điều này Trâu Vàng đã cung cấp dòng sản phẩm máy băm rơm rạ với đa dạng năng suất phù hợp với quy mô.
- Máy băm rơm rạ 3KW năng suất 60-90kg/ giờ
- Máy băm rơm rạ 3,7KW năng suất 800- 1000kg/ giờ
- Máy băm rơm rạ 11KW năng suất 1000- 2000kg/ giờ
- Máy băm rơm rạ 22KW năng suất 2000- 3000kg/ giờ
- Máy băm rơm rạ 37KW năng suất 3000- 4000kg/ giờ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm trên hay vấn đề khó khăn liên quan đến chăn nuôi, bà con có thể gọi đến hotline 0985.486.138 để được tư vấn.
https://prmovies.lc/