Mỗi mùa vụ và con đều tốn nhiều thời gian và công sức để thu được thành phẩm. Vậy nên việc bảo quản lúa gạo sau khi thu hoạch để tránh hao hụt về số lượng, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nông sản sau khi để trong thời gian dài. Trong bài viết này maybamcovoi.com sẽ hướng dẫn cho bà con cách để bảo quản lúa gạo sau khi thu hoạch.
Trước khi bảo quản lúa gạo nên làm gì?
Để bảo quản lúa gạo sau khi thu hoạch thì đầu tiên bà con cần phân loại và làm sạch những hạt thóc tốt còn dùng được và những hạt lép hay nhưng vật chất khác bị lẫn trong lúa.
Vậy tại sao cần phải phân loại và làm sạch lúa?
Sau khi thu hoạch và tuốt lúa xong, bên trong lượng thóc đó sẽ bị lẫn rất nhiều tạp chất từ đất, cát, sỏi,… hay các loại lá khô, rơm rạ hay thậm chí là cả phân động vật.
Hay trong quá trình vận chuyển thóc sẽ bị tróc vỏ hay bị vỡ nát vậy nên cần làm sạch để đảm bảo cho việc bảo quản lúa gạo đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bà con có thể loại bỏ các tạp chất bằng cách dùng ray sàng hoặc nhờ sức gió thổi.(Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian cũng như công sức bà con có thể sử dụng máy sàng rung do Trâu vàng cung cấp)
Tham khảo: Lý do không nên bỏ lỡ máy xay lúa mini SIÊU HIỆN ĐẠI là gì?
Quy trình bảo quản lúa gạo sau khi thu hoạch
Làm khô thóc
Khi muốn bảo quản lúa gạo thì chắc chắn bà con cần làm khô hạt trước tiên. Vì điều nà sẽ làm giảm độ ẩm, và cường độ hô hấp của hạt giúp hạn chế được nấm mốc gây bệnh.
Có 3 cách người ta thường dùng để làm khô hạt thóc là:
- Phơi nhanh
- Phơi lâu
- Phơi nhân tạo
Tuy nhiên bà con cần lưu ý, mặc dù có rất nhiều cách làm khô hạt nhưng bà con vẫn nên sử dụng cách làm khô hạt từ từ như phơi lâu. Vì nếu khi hạt được làm khô quá nhanh thì khả năng vỡ nát sẽ cao từ đó sẽ làm giảm đi chất lượng gạo.
Vậy phương pháp phơi lâu thực hiện như thế nào?
- Đầu tiên là chia lúa thành các luống với cao khoảng 10- 15cm, rộng 40- 50cm.
- Ngày đầu tiên phơi lúa trong 2 giờ đồng hồ
- Ngày thứ 2 phơi lúa trong 3 giờ đồng hồ.
- Ngày thứ 3: Phơi lúa trong vòng 4 giờ. (Bà con cần chú ý thời gian cứ 15 phút thì nên đảo lúa một lần theo các hướng khác nhau)
- Ngày thứ 4: Phơi 5- 6 tiếng.
- Cứ phơi như vậy cho đến khi hạt lúa đạt đến độ khô thích hợp để đưa đi bảo quản. ( Nếu phơi trong điều kiện nắng tốt thì chỉ cần 4 ngày để làm khô lúa)
Bảo quản lúa gạo
Trên thực tế thì có 2 cách bảo quản, tùy từng điều kiện mà bà con có thể lựa chọn phương pháp cho phù hợp:
-
Bảo quản trong điều kiện thường
Đây là phương pháp bảo quản đối với những hộ gia đình với sản lượng lúa thấp, thời gian tiêu thụ nhanh chóng.
Dụng cụ bà con cần chuẩn bị cho phương pháp này là thùng phuy, thùng tôn, hòm gỗ,… hay thậm chí là dùng bao chuyên dụng.
Sau khi cho lúa vào bao thì cất trữ ở nơi khô ráo, cách tường 40- 50cm để tránh bị ẩm từ tường. Tuy nhiên nếu thời gian sử dụng thóc của bà con trên 6 tháng thì nên đem phơi lại để lấy lại độ ẩm 13%
Quan tâm thêm : Tổng hợp các loại máy may miệng bao gạo cầm tay tốt nhất!
2. Phương pháp bảo quản kho lạnh
Phương pháp này thường được những nông trại lớn, với sản lượng vô cùng cao, thời gian tiêu thụ lâu thì thường sử dụng cách bảo quan lúa gạo sau khi thu hoạch bằng kho lạnh. Bởi phương pháp này sẽ tốn kém hơn phương pháp thông thường trên.
Để thực hiện phương pháp này thì bà con cần thiết kế một cái kho theo quy chuẩn để bảo quản một cách tốt nhất:
- Kho mát: Duy trì nhiệt độ từ 18- 20 độ C
- Kho lạnh: Duy trì ở nhiệt độ –5 đến -3 độ C.
Bà con có thể đọc thêm: Quy trình trồng lúa theo tiêu chuẩn công nghệ cao với 3 bước!!
Bên trên Trâu Vàng vừa chia sẻ toàn bộ về phương pháp bảo quản lúa gạo sau khi thu hoạch vô cùng đơn giản. Nếu trong quá trình canh tác, chăn nuôi gặp khó khăn, bà con có thể gọi đến hotline 0985.486.138 để được giải đáp.