Xử lý phụ phẩm nông nghiệp trở nên có giá trị kinh tế

Trong nông nghiệp, các phế phụ phẩm đang có xu hướng bị bỏ đi ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi đọc bài viết này, bà con sẽ dùng ngay việc làm này lại. Hãy cùng  maybamcovoi.com khám phá cách xử lý phụ phẩm nông nghiệp bỏ đi này thành nhưng thứ có giá trị kinh tế.Phế phụ phẩm nông nghiệp

Phế phụ phẩm nông nghiệp là gì ?

Phế phụ phẳm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp. Nguồn gốc phát sinh phế phụ phẩm nông nghiệp từ quá trình chế biến các loại cây công nghiệp, cây lương thực, sản xuất hoa quả, thực phẩm,… Các phế phẩm nông nghiệp chủ yếu là vỏ trấu, mùm cưa, bã mía, cùi ngô, bẹ ngô, xơ dừa, rơm rạ,… Đây là nguồn nguyên liệu khổng lồ, luôn tồn tại và ngày càng gia tăng.

Với tiềm năng dồi dào như vậy. nếu bà con biết tận dụng xử lý thì không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp bà con nông thôn tạo thêm thu nhập và tiết kiệm các khoản chi phí chăn nuôi.

Xử lý phụ phẩm nông nghiệp 

Làm phân bón hữu cơ 

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 5- 6 mét khối phế phụ phẩm nông nghiệp như: bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, thân cây xanh,…
  • 2kg phân NPK hoặc phân gia súc gia cầm
  • 3-4kg chế phẩm Trichoderma.Phế phụ phẩm nông nghiệp

Kỹ thuật ủ

  • Trộn đều phế phụ phẩm nông nghiệp với chế phẩm Trichoderma. Rải lần lượt theo thứ tư : hỗn hợp đã trộn, một lớp phân chuồng có độ ẩm 40-50%, lớp mỏng chế phẩm Trichoderma, 1 lớp phâm Super Lân. Cứ làm như cậy cho đến khi đốn phân có chiều cao 1-1,5m thì dùng bạt phủ kín.
  • Sau 7-10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng lên làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ và diệt các loại mầm bệnh chứa trong phân chuồng.
  • Sau 20 này tiến hành trộn phân từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài và ủ tiếp. Đến ngày 25-40 là phân có thể dùng được.

Làm giá thể trồng cây

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1000 kg phế phụ phẩm nông nghiệp ( có thể từ mùn cưa hoặc từ rơm rạ)
  • 500 gram Chế phẩm vi sinh vật ( EMUNIV, EM Bio TMT) 
  • 10kg Vôi bột 
  • 7kg Phân U Rê
  • 20kg Phân Lân supe
  • 8kg Phân Kali clorua
  • 10kg cám gạo
  • Dụng cụ: Bình ô- zoa, cuốc, xẻng, cào, bạt, ủng.Phế phụ phẩm nông nghiệp

Kỹ thuật thực hiện 

  • Tiến hành băm nhỏ nguyên liệu thành mùn nhỏ
  • Tiến hành ủ ở nơi thuận tiện có rãnh xung quanh để tránh nước chảy vào ( có thể ủ trong kho ). Diện tích nền khoảng 3 mét vuông/ tấn nguyên liệu
  • Chia đều 6 phần chế phẩm , lấy 1 phần cho vào ô zoa nước và khấy đều. 
  • Rải nguyên liệu đã sơ chế với chiều cao 20-25 cm rồi tưới đều chế phẩm đã pha với o zoa lên lớp nguyên liệu đã rải ( độ ẩm 45%). Cứ làm như vậy cho đến khi rải hết phần nguyên liệu.
  • Phủ bạt lên đống ủ để đảm bảo nhiệt độ ở mức 40-50 độ C

Làm đệm lót sinh học

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Phế phẩm nông nghiệp
  • Chế phảm Vbio
  • Cám gạo, cám ngôPhế phụ phẩm nông nghiệp

Kỹ thuật

  • Đầu tiên rải lớp phế phụ phẩm làm đệm lót ( từ trấu, mùn cưa, rơm, rạ, thân cây ngô, xơ dừa,..) với độ dày 15-20cm
  • Xịt nước sạch lên lớp đệm sao cho độ ẩm đạt 30-40%. Vừa phun nước vừa dùng cào đảo đều.
  • Pha chế phẩm Vbio với nước theo tỷ lệ 1:15 rồi phun đều lên đệm
  • Dùng bạt đậy kín trong 1 tuần, nếu muốn gia tăng chất lượng, bà con bổ sung thêm cám gạo, cám ngô vào ủ cùng.

4. Làm thức ăn cho vật nuôi

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Phế phụ phẩm nông nghiệp
  • 5kg cám gạo
  • 1 lit mật rỉ đường
  • 1 gói cám lên men EMZEO 200gr
  • 100 lít nước sạchPhế phụ phẩm nông nghiệp

Kỹ thuật ủ

  • Tạo nước lên men: Trộn đều 1 gói cám lên men EMZEO với 5kg cám gạo, 1 lít mật đường rỉ vào 100 lit nước sạch
  • Tưới đều nước men vào 200kg phế phụ phẩm nông nghiệp. Có thể bổ sung thêm nước sạch để độ ẩm lên đến 50%.
  • Đào hố lót bạt hoặc cho vào túi kín ủ 5-7 ngày khi có mùi thơm dịu nhẹ là sử dụng được.

Để xử lý phụ phẩm nông nghiệp, bà con có thể sử dụng các dòng máy móc nông nghiệp hỗ trợ giúp công việc nhanh chóng hơn như máy xay xơ dừa, máy băm rơm,…

Bên trên Trâu Vàng đã chia sẽ cho bà con cách xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn mang lại giá trị kinh tế. Hi vọng từ bài đọc ngày hôm nay bà con sẽ có kết quả chăn nuôi tốt hơn, là lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình chăn nuôi gặp khó khăn gì bà con có thể liên hệ hotline 0985.486.138 để được hỗ trợ kịp thời. 

hotline

Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả.

Trả lời

Địa chỉ Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay